Thứ Năm, 7 tháng 7, 2011

Nền kinh tế càng tốt, càng khỏe mạnh thì váy áo người dân mặc sẽ càng … ngắn

Đây không phải là một nhận định cho vui mà là một học thuyết đã được nhà kinh tế học George Taylor đưa ra vào năm 1926 với tên gọi là “Hemline Index” (Hem-line trong tiếng Anh có nghĩa là gấu váy). Không chỉ dừng lại ở độ dài của gấu váy, các nhà kinh tế học, xã hội học … cũng đưa ra nhận định dựa trên các con số thống kê về rất nhiều các chỉ số khác có liên quan tới sức khỏe của nền kinh tế. Ví dụ như khi nền kinh tế bị sụt sùi, yếu kém thì các bài hát sẽ thường dài hơn, buồn hơn và có nhiều ý nghĩa hơn. Ngược lại, khi nền kinh tế khỏe mạnh, người ta thích nghe và hát các bài hát nhanh, ngắn với nội dung đơn giản. Rất nhiều nghệ sỹ lớn đã sinh ra và trưởng thành trong thời kỳ kinh tế suy thoái. Ngoài ra, kinh tế cũng liên quan chặt chẽ tới doanh số của thuốc lá, sản phẩm khử mùi (deodorant), thịt bò … Kinh tế càng kém, người ta tiêu dùng những thứ này càng ít hơn. Thậm chí, khi kinh tế kém người ta cũng sẽ cắt tóc ngắn hơn.




Hình trên được trích từ nghiên cứu khoa học tại Hà Lan về độ dài của váy từ năm 1921-2009 (số càng nhỏ thì váy càng ngắn). Nghiên cứu này chỉ ra quả thật có sự liên quan giữa kinh tế và chiều dài của váy. Cụ thể như trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ I và thứ II (khoảng năm 1925-1945), nền kinh tế kém cỏi dẫn tới độ dài áo váy của chị em cũng tăng lên. Ở giữa hai cuộc chiến tranh, chúng ta có thể thấy khi kinh tế phục hồi một chút (khoảng những năm trước 1930s và sau 1945) thì Hemline Index lại giảm. Đặc biệt, khi kinh tế thế giới phục hồi vào thập niên 1960s và 1990s, hàng loạt các mẫu váy miniskirt đã ra đời.

Tuy nhiên, mọi quy luật đều có ngoại lệ. Ví dụ, beer, mỳ ống và chocolate (những thứ làm con người ta quên đi sự khó khăn) được bán chạy hơn khi kinh tế suy thoái. Cũng như vậy ở Việt Nam khi kinh tế khó khăn thì váy áo của các người mẫu trên báo vẫn cứ ngắn, các bài hát vẫn cứ buồn và dài nhưng phần lớn lại không có nhiều ý nghĩa.

0 comments:

Đăng nhận xét