Nhiều người có hỏi tôi là tại sao phải học tập Hồ Chí minh ư, có lẽ là vì thế này:
I. Về địa vị và quyền lợi của nhân dân:
- Về dân chủ: “Các chú diễn giảng hai tiếng dân chủ sao mà rắc rối, dài dòng thế? Dân chủ thật ra có nghĩa là: để cho dân “được mở miệng”. Liệu có làm được không, có dám làm thế không?”. (Toàn tập, ST, 1987, T7, trang 148)
- …Làm sao cho nhân dân biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của mình, dám nói, dám làm. (Toàn tập, ST, 1989, T10, trang 508)
- Chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do… Ðối với mọi vấn đề, mọi người tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý. (Toàn tập, ST, 1987, T7, trang 482)
- Hội hè, tín ngưỡng, báo chương, họp hành đi lại có quyền tự do. (Toàn tập, ST, 1983, T3, trang 152)
- “Nhân dân có quyền đôn đốc và phê bình Chính phủ. Nếu chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi chính phủ. Từ Chủ tịch nước đến giao thông viên cũng vậy, nếu không làm được việc cho dân, thì dân không cần đến nữa.”. (Toàn tập, ST, 1986, T6, trang 353)
- Tuyệt đối không được áp bức phê bình. (Toàn tập, ST, 1987, T7, trang 510)
- Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì. (Toàn tập, ST, 1984, tập 4, trang 35)
- Ðảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài. Nó làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng. (Toàn tập, ST, 1984, T4, trang 463)
- Bất kỳ ở địa vị nào, làm công tác gì, chúng ta đều làm đầy tớ của nhân dân – Cơm chúng ta ăn, áo chúng ta mặc, vật liệu chúng ta dùng đều là mồ hôi và nước mắt của nhân dân mà ra – Vì vậy, chúng ta phải đền bù xứng đáng cho nhân dân…
- Kách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người. Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới được hạnh phúc…
Nguồn: Blog Huỳnh Ngọc Chênh.
0 comments:
Đăng nhận xét