Thứ Tư, 13 tháng 3, 2013

Ba mươi sự kiện chỉ tham khảo, không bình luận về Stalin

Iosif Vissarionovich Stalin
(21.12.1879 – 2.3.1953)
Các cuộc tranh cãi về vai trò Xtalin trong lịch sử Nga hiện vẫn không hề lắng xuống. Về “Người cha của các dân tộc” có thể nói rất nhiều điều, kể cả tốt và không tốt. Tuy nhiên có những sự kiện mà không ai có thể tranh cãi được.
Chính Stalin đã từng nói “Tôi biết là sau khi tôi chết sẽ có nhiều kẻ mang rác đến đổ trên mộ tôi, nhưng những cơn gió của lịch sử sẽ thổi bay những đống rác rưởi đó một cách  không thương tiếc” (I.V.Xtalin, 1943). Nhân dịp 60 năm ngày mất của Xtalin (05/03/1953) và 70 năm chiến thắng lịch sử Xtalingrad (thành phố mang tên ông, nay là  Volgagrad), mục “Các nhân vật“ của Báo “Bình luận quân sự độc lập” đã cho đăng bài báo với tiêu đề “30 sự kiện về Xtalin”. 

Nội dung bài viết có thể gây nhiều ý kiến trái chiều, nhưng vẫn xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo. Người dịch không có bình luận gì về sự đúng sai của bài viết.

1. Trung bình mỗi ngày Stalin  đọc khoảng 300 trang sách. Ông thường xuyên tự học. Một ví dụ, khi đang chữa bệnh tại Kapkaz năm 1931, trong bức thư gửi Nadezda Alilueva ( vợ ông-ND), Xtalin đã quên không thông báo về tình trạng sức khỏe của mình, ông đề nghị gửi cho ông các giáo trình về kỹ thuật điện và kim loại đen.

2. Có thể đánh giá trình độ học vấn của Stalin qua số lượng sách mà ông đã đọc và nghiên cứu. Ông đã đọc bao nhiêu quyển sách, rất khó xác định. Nhưng ông không phải là nhà sưu tầm sách- ông không sưu tập mà lựa chọn sách, có nghĩa là trong thư viện của ông chỉ có những quyển sách mà ông cần trong công việc. Nhưng cũng rất khó tính hết được số những sách mà ông lựa chọn.

Trong thư viện của ông tại căn phòng ở Điện Kremli, theo đánh giá của những người được chứng kiến, có khoảng vài chục nghìn đầu sách, nhưng vào năm 1941 thư viện này được sơ tán, và có khoảng bao nhiều đầu sách được đưa trở lại hiện không rõ vì thư viện tại Kremli không được thành lập lại. Sau đó sách của Xtalin được đưa về các nhà nghỉ ngoại ô, riêng tại nhà nghỉ Bliznhaia có xây một phòng đọc. Trong phòng đọc này có 20.000 đầu sách.

3. Có thể đánh giá tầm học vấn của Stalin qua các số liệu sau: Sau khi ông mất, người ta đã chuyển các quyển sách có các ghi chú của Xtalin từ thư viện ở nhà nghỉ Bliznhaia cho Viện Mac- Lenin. Tổng cộng có 5.500 quyển.

Ngoài các từ điển và một số sách về địa lý, trong số này còn có các quyển sách của các nhà lịch sử trung đại và hiện đại như: Gerodot, Ksenphont,P. Vinogradov, R. Vinner, I.Veliaminov, D.Ilovaiski, K.Ivanov, Gerevo, N.Karaev,12 tập “Lịch sử quốc gia Nga’ của Karamzin và 6 tập “Lịch sử Nga từ thời trung cổ” của Soloviev ( X.Peterburg.,1896) , tập năm “Lịch sử quân đội và hạm đội Nga”. Peterburg,1912)” và rất nhiều quyển khác khác thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.

4. Theo các tiêu chí hiện đại về kết quả công tác nghiên cứu khoa học thì Stalin đã có học vị tiến sỹ triết học từ năm 1920. Những thành tựu về kinh tế của ông cũng rất rực rỡ và đến nay chưa ai vượt qua được.

5. Hồ sơ lưu trữ cá nhân của Stalin đã bị hủy không lâu sau cáí chết của ông.

6. Stalin luôn làm việc đi trước thời gian đôi khi hàng mấy chục năm. Hiệu quả làm việc của ông trong vai trò là nhà lãnh đạo là ở chỗ, ông đặt ra các mục tiêu rất dài hạn, và các giải pháp đang thực hiện (vào một thời điểm nào đo) là một phần của các kế hoạch quy mô lớn.

7. Dưới thời Stalin đất nước ở trong những điều kiện khó khăn nhất, nhưng chỉ trong một thời gian rất ngắn đã có những bước phát triển vượt bậc, điều đó cho thấy rằng trong những thời điểm đó đất nước có rất nhiều những con người thông minh.

Và quả thực như vậy, bởi vì chính Stalin đã rất coi trọng trí tuệ của các công dân Liên Xô. Ông là người thông minh nhất, và không chấp nhận những kẻ ngu ngốc xung quanh mình, ông luôn cố gắng để tất cả đất nước đều trở nên thông minh. Nền tảng cho trí tuệ và sự sáng tạo- đó là sự hiểu biết. Hiểu biết về tất cả. Và chưa có thời nào làm được nhiều việc để cung cấp kiến thức , để phát triển trí tuệ cho mọi người như dưới thời Stalin.

8. Stalin không chống lại rượu Vodka, ông đấu tranh để người dân sử dụng thời gian rỗi một cách hợp lý nhất. Thể thao nghiệp dư phát triển cực kỳ mạnh và chỉ là thể thao nghiệp dư. Mỗi một xí nghiệp hoặc cơ quan đều có các đội thể thao và các vận động viên thể thao từ cán bộ, nhân viên xí nghiệp hoặc cơ quan mình. Các xí nghiệp lớn dứt khoát phải có sân vận động dù nhỏ hay lớn. Tất cả đều chơi thể thao và chơi tất cả các môn.

9. Stalin chỉ thích rượu “Tsinandali” và “Teliani”. Đôi khi có uống cô nhắc, không quan tâm đến Vodka. Từ năm 1930 đến 1953 cơ quan bảo vệ chỉ thấy ông trong trạng thái “không trọng lượng” có 02 lần: ngày sinh nhật S.M. Shtemenko và một dịp kỷ niệm ngày  A.A Zdanov.

10. Trong tất cả các thành phố của Liên Xô thời Xtalin đều có các công viên. Ban đầu chúng được sử dụng làm nơi nghỉ ngơi cho nhân dân. Tại các công viên dứt khoát phải có phòng đọc sách và phòng chơi (cờ vua, Biliard), nơi uống bia và bán kem, sàn nhảy và sân khấu mùa hè ( ngoài trời)

11. Dưới thời Xtalin mọi người có quyền tranh luận tự do về tất cả các vấn đề: các vấn đề về cơ sở kinh tế, cuộc sống xã hội, khoa học. Chỉ trích lý thuyết gien của Veismanov, thuyết tương đối của Anhstanh, tự động hóa, xây dựng nông trang, chỉ trích bất kỳ lãnh đạo nào của đất nước. Chỉ cần so sánh giọng văn của  các nhà văn châm biếm thời kỳ đó với những gì được viết sau đại hội XX là thấy rõ điều này.

12. Nếu nền kinh tế kế hoạch của Stalin được duy trì và hoàn thiện một cách thông minh hơn, (không phải tự nhiên mà vào năm 1952 ông đã viết tác phẩm “Các vấn đề kinh tế của chủ nghĩa xã hội tại Liên Xô” nói về sự cần thiết phải hoàn thiện nền kinh tế xã hội chủ nghĩa), nếu như nhiệm vụ nâng cao mức sống nhân dân được đặt lên hàng đầu (trong năm 1953 không có bất cứ một trở ngại nào để thực hiện nhiệm vụ này), thì đến năm 1970 Liên Xô đã là một trong ba nước có mức sống cao nhất.

13. Những sản phẩm dư thừa của nền kinh tế do Stalin tạo ra, các kế hoạch mà ông vạch ra, những con người do ông huấn luyện (kể cả về mặt kỹ thuật và đạo đức) lỗi lạc đến nỗi mà cả thời của Khrushov lần thời kỳ trì trệ của Breznhev cũng không phung phí hết.

14. Trong vòng 10 năm đầu đứng trên đỉnh cao quyền lực của Liên Xô, Stalin đã 3 lần viết đơn xin từ chức.

15. Stalin giống Lenin, nhưng chủ nghĩa cuồng tín của ông không phải dành cho Mác, mà là một nhân dân Xô Viết cụ thể – Xtalin đã phục vụ nhân dân Xô Viết một cách cuồng tín.

16. Trong cuộc đấu tranh tư tưởng của những người theo chủ nghĩa Trotskit chống Stalin, những người Trotskit không hề có một cơ hội nào. Khi Stalin đề nghị Trotski tiến hành một cuộc tranh luận trong toàn đảng, kết quả của cuộc trưng cầu toàn đảng là một thất bại thảm hại của phe Trotskit. Trong số 854.000 đảng viên lúc đó có 730.000 tham gia bỏ phiếu, có tới 724.000 đảng viên ủng hộ lập trường của Stalin và chỉ có 6.000 đảng viên ủng hộ Trotski.

Nhóm những thành viên của Quộc hội khóa 8 Đảng Cộng sản Nga năm 1919.
Ở giữa là Stalin, Vladimir Lenin, và Mikhail Kalinin.

 17. Stalin là người hiểu biết nhất và có uy tín nhất trong đảng Bolshevich về vấn đề dân tộc.

18. Stalin là người có vai trò quan trọng trong việc thành lập nhà nước Israel khi bỏ phiếu thông qua nghị quyết của Liên Hợp Quốc.

19. Stalin cắt đứt quan hệ ngoại giao với Israel chỉ vì tại khu vực của phái đoàn ngoại giao Liên Xô tại Israel xảy ra một vụ nổ lựu đạn. Một số nhân viên của phái đoàn bị thương. Chính quyền Israel đã ngay lập tức xin lỗi, nhưng Liên Xô dưới thời Stalin không tha thứ cho bất kỳ ai đã để xảy ra các hành động tương tự như vậy.

20. Mặc dù đã cắt đứt quan hệ ngoại giao, nhưng vào ngày mất của Stalin, chính quyền Israel đã tuyên bố quốc tang.

21. Vào năm 1927, Xtalin đã ra một quyết định là các nhà nghỉ ngoại ô của cán bộ đảng không được có quá 3-4 phòng.

22. Stalin đối xử rất tốt với những người bảo vệ và phục vụ. Thường xuyên mời cơm họ, một lần trông thấy một lính gác bị ướt dưới trời mưa, ông đã ngay lập tức ra lệnh xây tại vị trí đó một bốt gác. Tuy nhiên, trong công việc của họ thì Stalin không chấp nhận bất kỳ một sự lơ là nào dù nhỏ.

23. Stalin đối với bản thân rất tiết kiệm- quần áo của ông không có cái nào thừa, và những gì đã có thì ông dùng đến lúc hỏng không thể sửa chữa được nữa.

24. Trong thời gian chiến tranh, theo đúng quy định, Xtalin đã đưa các con trai của mình ra mặt trận (Vasili Stalin và Iakov Dzugashvili, Iakov hy sinh khi tìm cách vượt trại tập trung của Phát xít Đức).

25. Trong trận Kursk, Stalin đã tìm ra được giải pháp trong một tình huống tưởng như không lối thoát: Người Đức chuẩn bị sử dụng “ những thành tựu kỹ thuật mới”- các xe tăng “Tiger” và “Panter”, và pháo binh Liên Xô lúc đó bất lực không thể chống lại được các xe tăng này. Stalin chợt nhớ tới có lần ông đã ủng hộ việc nghiên cứu chế tạo thuốc nổ A-IKH-2 và các thử nghiệm bom hàng không PTAB, nên ngay sau đó đã giao nhiệm vụ: đến ngày 15 tháng 5, tức là thời điểm mà các con đường đã khô, phải sản xuất được 800.000 quả bom như vậy.

Gần 150 nhà máy Liên Xô tập trung vào việc thực hiện lệnh này và đã hoàn thành đúng thời hạn. Kết quả là trong trận chiến Kursk, Quân đội Đức đã mất lực lượng xung kích vì sáng kiến chiến thuật của Xtalin - các quả bom PTAB-2,5-1,5.
     
26. Sau chiến tranh Stalin “tự ý” dần dần hạ thấp vai trò của Bộ chính trị. Tại đại hội XIX thì việc bỏ Bộ chính trị đã được ghi vào điều lệ mới của Đảng.

27. Stalin nói là ông coi đảng là một hội đoàn với con số vào khoảng 50.000 người.

28. Stalin muốn tách đảng khỏi quyền lực, chỉ để lại hai chức năng: vận động tuyên truyền và lựa chọn cán bộ.

29. Câu nói nổi tiếng “cán bộ quyết định tất cả” được Xtalin phát biểu vào năm 1935 tại buổi tiếp các học viên ra trường của các học viện quân sự: “Chúng ta nói quá nhiều về công lao của các nhà lãnh đạo, của các lãnh tụ. Người ta gắn tất cả các thành tựu, hầu như tất cả các thành tựu với tên tuổi của họ. Điều đó, tất nhiên là không công bằng và không đúng đắn.

Vấn đề không phải chỉ ở các lãnh tụ. Để có thể vận hành phương tiện kỹ thuật và sử dụng triệt để nó cần phải có những con người am hiểu kỹ thuật, cần những cán bộ có khả năng nắm chắc và sử dụng các phương tiện kỹ thuật đó…. Đó chính là lý do tại sao cần thay câu khẩu hiệu cũ < phương tiện kỹ thuật quyết định tất cả >  thành < cán bộ quyết định tất cả>
     
30. Ngay từ năm 1943, Stalin đã phát biểu: “Tôi biết rằng sau khi tôi chết sẽ có nhiều kẻ đổ hàng đống rác lên mộ tôi, nhưng những cơn gió của lịch sử sẽ thổi bay đống rác đó một cách không thương tiếc!”.

Theo Lê Hùng/ĐVO

0 comments:

Đăng nhận xét