Thứ Ba, 18 tháng 1, 2011

Thông điệp cho Garcia (A message to Garcia) - Phần giới thiệu:

Bài báo được viết cách đây hơn một trăm năm (1899). Đầu tiên nó chỉ là một bài báo đơn giản, những bài báo này đã trở thành chất xúc tác lan tràn rất nhanh trong nhiều giới. Khi bài báo được in ra lần đầu tiên tại Mỹ, nó đã thu hút hàng trăm ngàn độc giả, nhiều độc giả đã mua hàng trăm tờ báo chỉ vì tờ báo có bài “A message to Garcia”.
Elbert Green Hubbard
(June 19, 1856 – May 7, 1915)
Lịch sử bài báo như thế nào? 

Sau khi dùng cơm tối, gia đình ông Hubbard thường uống trà và nói chuyện trong gia đình. Người con trai ông là Bert có đề cập đến tin tức về cuộc chiến tranh xảy ra giữa Tây Ban Nha và Hoa Kỳ, trong đó mọi người để ý đến một con người mà người ta đề cao cho là anh hùng trong cuộc chiến này. Đó là chàng Rowan. Anh chàng Rowan này nhận bức thông điệp của tổng thống Mc. Kinley gửi cho Garcia, tướng chỉ huy nổi loạn vào thời đó ở bên Cuba. Mặc dầu Rowan chưa từng biết mặt Garcia và cũng không biết Garcia ở đâu. Nhưng khi đã được giao phó nhiệm vụ, anh ta đã nhận lãnh trách nhiệm và ra đi, vượt qua bao nhiêu khó khăn mang bức thông điệp trao tận tay cho Garcia.

Sau khi hai cha con bàn về vấn đề này, ông Hubbard đã đồng ý và cho đây là người anh hùng, người dám nhận lãnh một trách nhiệm khó khăn và đã làm tròn nhiệm vụ, và ông nghĩ nếu người nào cũng có tinh thần trách nhiệm, tinh thần tháo vát, thì chắc chắn trong cuộc đời này họ sẽ thực hiện thành công nhiều việc như họ mong mỏi. Ông đã ra ngồi bàn viết và viết một mạch xong bài báo để nói lên lòng uất ức bấy lâu chất chứa trong lòng về tính thụ động, tính ích kỷ, lòng ganh tỵ… của những người làm việc quanh vùng của mình.

Anh Rowan
Bài báo viết xong, ông Hubbard gửi đăng trên tờ Philistine, xuất bản vào cuối tháng hai năm 1899. Lúc bấy giờ ông cũng không lưu tâm lắm đến bài báo, nhưng bất ngờ sau khi báo phát hành thì rất nhiều người hỏi mua thêm từ trăm tờ rồi đến ngàn tờ… Ông mới hỏi Tòa soạn tại sao báo bán chạy thế, thì được trả lời rằng vì có bài “A message to Garcia”. Tiếp sau đó vài hôm thì công ty hỏa xa New York đã đánh điện yêu cầu cho giá cả, thời hạn, họ muốn in một trăm ngàn tập sách “A message to Garcia” và phía sau bìa dành để quảng cáo cho công ty. Vì bất ngời với số lượng đặt hàng quá lớn nên ông Hubbard đã nhường quyền xuất bản cho một nhà xuất bản khác in thành sách. Sau đó, như một hiện tượng kỳ diệu, nhiều tờ báo trong nước Mỹ cũng như trên thế giới xin phép đăng lại bài báo.

Khi “A message to Garcia” mới được in thành sách, có một ông tổng giám đốc hỏa xa Nga đang viếng thắm nước Mỹ, ông này cũng đặc biệt chú ý đến bài viết và xin phép dịch ra tiếng Nga để tặng cho mỗi người giúp việc một bản. Kế đến bài báo này được dịch ra nhiều thứ tiếng: Đức, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ… Trong trận chiến Nga – Nhật, mỗi người lính Nga đều có mang trong mình “A message to Garcia”. Khi cuộc chiến xảy ra, người Nhật đã tìm thấy trong người của lính Nga chết hoặc bị bắt làm tù binh đều có mang tập sách “A message to Garcia” như một lá bùa. Đầu tiên họ nghĩ đây chắc có gì bí mật, nên họ cho dịch sang tiếng Nhật, sau đó Nhật Hoàng ra lệnh in và tặng cho tất cả công chức và quân nhân. Tất cả lính Nhật tham chiến lúc đó cũng đều có mang theo Bức thông điệp gửi cho Garcia.

Bức thư đã đến nơi
Như chúng ta thấy Bức thông điệp gửi cho Garcia chỉ là một bài báo nhỏ, trong đó tác giả chỉ thuật lại một sự kiện xảy ra trong chiến tranh giữa Tây Ban Nha và Hoa Kỳ, một việc rất nhỏ mà lịch sử chẳng ai muốn ghi lại. Một cuộc nổi loạn tại Cuba đã mở màn cho cuộc chiến tranh Tây Ban Nha và Hoa Kỳ. Lúc bấy giờ chính phủ Hoa Kỳ cần liên lạc với tướng nổi loạn Garcia, nhưng Garcia ở đâu, không ai biết, người ta chỉ nghĩ rằng ông đã rút vào rừng rậm của xứ Cuba. Trong khi ấy chỉ có một người xung phong nhận lãnh nhiệm vụ khó khăn cực kỳ để liên lạc với Garcia, người ấy là anh Rowan. Anh Rowan không nói gì hơn một câu ngắn ngủi rồi lên đường: “Đưa cho tôi bức thư, tôi sẽ mang đến cho Garcia”. Với tài tháo vát, Rowan vượt qua bao nhiêu hiểm nguy và trao tận tay cho Garcia bức thư của tổng thống Mc. Kinley.

Câu chuyện chỉ như vậy, nhưng trong đó hàm chứa một bài học thâm thúy về tinh thần trách nhiệm, tinh thần tháo vát mà ông Elbert Hubbard đã khéo làm nổi bật lên.

Chúng ta thấy tác giả đã lên án gay gắt, lên án một cách xác đáng sự vô trách nhiệm của những người giúp việc, những người mệnh danh là cộng sự viên mà lại không bao giờ biết làm việc gì, ngoài những việc người ta bảo, hoặc vừa làm việc vừa phá công việc, giống như ăn quả rồi muốn bứng luôn cây.

Đây là một điều lạ: Chúng ta thấy một cây dám viết, dám đề cao vai trò của những người chủ, của người cấp trên, vạch rõ những nỗi khổ tâm của người chỉ huy trước thực tế là những người phụ trách không bao giờ dám lãnh một trách nhiệm, những người giúp việc không bao giờ chịu suy nghĩ, chỉ biết làm việc giống như cái máy không hồn.

Mặc dù bài báo viết cách đây hơn một trăm năm, nhưng chúng ta thấy lối hành văn ngắn gọn, đanh thép, phụng sự cho tư tưởng chính đáng. Tác giả đã lên án thói nhu nhược, thờ ơ lãnh đạm, ngu muội, tính lười biếng, tật dèm pha, đố kỵ, thấy người khác làm tốt thì chọc gậy bánh xe. Tất cả những thói xấu đó là thuốc độc vô cùng nguy hiểm, phá hại không biết bao nhiêu công trình mà nhiều người tốt cùng nhau xây dựng.

Bức thông điệp gửi cho Garcia sẽ là một nhát dao làm tổn thương, đánh thẳng vào lòng những người luôn luôn tự cao tự đại, tự cho mình là vĩ đại, tự cho mình là học cao hiểu rộng, và có nhiều sách sưu tập, thế này thế nọ, toàn lý thuyết mà không bao giờ thực hành, bất cứ nhúng tay vào việc gì cũng làm tan nát. Nhưng chưa đủ, khi thấy người khác khá hơn thì ganh tỵ, dèm pha, lập nhiều mưu kế để quấy phá, để vu khống, bôi nhọ, phá cho tan nát tất cả những điều tốt đẹp người khác đã làm.

còn nữa...

1 comments:

Đăng nhận xét