Thứ Bảy, 5 tháng 10, 2013

TƯỚNG GIÁP TIẾT LỘ 4 BÍ MẬT VỀ CHIẾN TRANH VIỆT NAM.

Bố tôi có mối quan hệ cũ với tướng Giáp nên ngay cả khi ông đã mất, hai mẹ con tôi vẫn nhiều lần được theo những người bạn của bố đến thăm tướng Giáp tại nhà ông (số 25 Hoàng Diệu) cũng như dự các cuộc họp truyền thống của trường Lục Quân vào ngày 15 tháng 4 hàng năm.Trần Khải Thanh Thủy.

Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2013

10 thứ rau quả giúp trẻ lâu

Sự kỳ diệu của các loại rau quả là đem đến cho các bạn gái sức khoẻ và tuổi trẻ bằng các loại vitamin tự nhiên. Chúng khiến cho quá trình lão hoá của bạn chậm lại và khiến cơ làn da luôn mịn màng, nếp nhăn biến mất và vóc dáng cân đối, nhanh nhẹn. Có ít nhất 10 loại rau quả đem đến điều kỳ diệu ấy

Chủ Nhật, 14 tháng 7, 2013

Khóc Dương Khuê

Nguyễn Khuyến.
Bác Dương thôi đã thôi rồi,
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.
Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước,
Vẫn sớm hôm tôi bác cùng nhau;
Kính yêu từ trước đến sau,
Trong khi gặp gỡ khác đâu duyên trời?
Cũng có lúc chơi nơi dặm khách,
Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo;
Có khi tầng gác cheo leo,
Thú vui con hát lựa chiều cầm xoang;
Cũng có lúc rượu ngon cùng nhắp,
Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân,
Có khi bàn soạn câu văn,
Biết bao đông bích, điển phần trước sau,

Thứ Năm, 4 tháng 7, 2013

Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ

Đã được thông qua trong đại hội các đại biểu của 13 bang của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ - ngày 4 tháng 7, 1776

Thứ Bảy, 22 tháng 6, 2013

Táo đơơơơơơơơơơơơiiiiiiiiiiiii !!!!!!!!!!!!!

Những trái táo Yên Đài nổi tiếng với vẻ đẹp căng mọng quyến rũ, sau thu hái được đóng hộp, đưa vào siêu thị, tiêu thụ khắp nơi và xuất khẩu sang các nước.

Chủ Nhật, 9 tháng 6, 2013

Ngô sơn vọng nguyệt

Đây là bài liên ngâm với Trúc Khê của nhóm "Áo bào gốc liễu" (Nguyễn Bính, Trần Huyền Trân, Thâm Tâm) tại nhà Trúc Khê (làng Canh, Hà Đông, nay là xã Xuân Phương, Từ Liêm, Hà Nội), đêm rằm tráng 7 âm lịch 1940.

Thứ Hai, 13 tháng 5, 2013

Ngày về...

Hôm nay vào FaceBook của một bậc tiền bối, thấy mấy câu trích, chợt nhớ đây là một bài thơ hay mà lâu không đọc. Hôm nay lưu lại vào đây để thỉnh thoảng ngâm ngợi. Thú thật, hồi đó các vị hảo hán tiền bối có những câu thật hào sảng... Những cái tên như Quang Dũng, Chính Hữu... là những cái tên đáng khâm phục của nền thơ cách mạng.

Thứ Hai, 6 tháng 5, 2013

HAI CHỊ EM.

Một bài thơ khiến những kẻ trong cuộc không ai cầm được nước mắt... Nhưng bậc sinh thành, chuyện chia ly rất nên cân nhắc!

Cuộc diễn thuyết cách đây hơn một thế kỷ

Xin trích đăng lại đoạn đầu chương Sáu, cuốn "Đông Kinh Nghĩa Thục" của Nguyễn Hiến Lê viết năm 1955. Đây là cuốn sách viết về những anh hùng dân tộc, những nhà Cách mạng tiền bối. Riêng tôi, sau khi đọc, tôi nghĩ rất nhiều về cách hành xử của nhà cầm quyền.

Thứ Bảy, 16 tháng 3, 2013

Một cách làm mỳ

Bây giờ phong trào bài Hoa đang lên, đăng dễ bị ném đá....

Nhưng cái gì hay thì vẫn phải công nhận, Khoa học và Nghệ thuật khó đi đôi với Chính trị. Ghét tàu thì ghét nhưng tôi vẫn khâm phục Vương Duy, Lý Bạch, Vương Hy Chi, Nhan Chân Khanh, Từ Bi Hồng, Ngô Đạo Huyền...

Người Italy chắc không làm mỳ thế này đâu...

Thứ Năm, 14 tháng 3, 2013

MÓN TRỨNG GÀ TÁO ĐỎ


1. Nguyên liệu

  • 10g đương quy;
  • 10 quả táo tàu đỏ;
  • 2 quả trứng gà ta;
  • Một ít đường bát.

2. Cách làm

  • Rửa sạch trứng gà và các nguyên liệu khác, đường bát nạo mịn;
  • Cho trứng gà, đương quy, táo tàu vào nồi đất, cho nước vừa sâm sấp, ngâm như vậy chừng 10 phút sau đó đặt lên bếp hầm với lửa liu riu;
  • Khi hầm chừng 3-5 phút, canh chừng trứng gà đã chín, vớt ra bóc vỏ sau đó lại cho tiếp tục vào nồi đất để hầm thêm chừng 10 phút nữa;
  • Chờ đến khi táo tàu chín mềm, thêm một chút đường tùy thích, đợi tan và tắt bếp.

Thứ Tư, 13 tháng 3, 2013

Ba mươi sự kiện chỉ tham khảo, không bình luận về Stalin

Iosif Vissarionovich Stalin
(21.12.1879 – 2.3.1953)
Các cuộc tranh cãi về vai trò Xtalin trong lịch sử Nga hiện vẫn không hề lắng xuống. Về “Người cha của các dân tộc” có thể nói rất nhiều điều, kể cả tốt và không tốt. Tuy nhiên có những sự kiện mà không ai có thể tranh cãi được.
Chính Stalin đã từng nói “Tôi biết là sau khi tôi chết sẽ có nhiều kẻ mang rác đến đổ trên mộ tôi, nhưng những cơn gió của lịch sử sẽ thổi bay những đống rác rưởi đó một cách  không thương tiếc” (I.V.Xtalin, 1943). Nhân dịp 60 năm ngày mất của Xtalin (05/03/1953) và 70 năm chiến thắng lịch sử Xtalingrad (thành phố mang tên ông, nay là  Volgagrad), mục “Các nhân vật“ của Báo “Bình luận quân sự độc lập” đã cho đăng bài báo với tiêu đề “30 sự kiện về Xtalin”. 

Thứ Ba, 12 tháng 3, 2013

Top siêu thực phẩm cho mẹ bầu


Khi còn đang mang bầu, bạn đã nghĩ rằng, nếu sinh xong bạn sẽ không cần phải tẩm bổ quá nhiều và mong chóng giảm cân. Nhưng thực tế, quá trình chuyển dạ và sinh bé khiến mẹ bầu mất sức rất nhiều. 
Sẽ cần một khoảng thời gian nhất định để cơ thể của chị em được phục hồi. Cùng với việc nghỉ ngơi, thì sức khỏe của chị em được phục hồi một phần lớn thông qua các chất dinh dưỡng được bồi bổ sau khi sinh.

Thứ Tư, 6 tháng 3, 2013

CHUYỆN VỢ CHỒNG... CHẲNG BAO GIỜ HẾT!


Hôn nhân mới chỉ là điểm khởi đầu một tiến trình để phát triển tình yêu. Theo thời gian, những lo toan, bận bịu, thậm chí cả xung đột đã làm vơi cạn tình yêu của nhiều cặp vợ chồng; hình như họ đã quên đi nhiều thứ, những cử chỉ âu yếm, vuốt ve trở nên thưa thớt, có khi còn quên cả ngắm nhìn nhau... và đến một ngày nào đó, những ngày hạnh phúc chỉ còn là kỷ niệm.

Thứ Ba, 5 tháng 3, 2013

Cơn bão trên Thiên An Môn

1989: Thảm sát Thiên An Môn
Trong những năm 1980, Trung Quốc giàu có hơn và tự do hơn trước đó. Nhưng cái giá phải trả rất cao: tham nhũng, lạm phát, bất công. Vì thế mà trong mùa Xuân 1989, một lần tụ tập tự phát của sinh viên trên Quảng trường Thiên An  Môn đã trở thành cuộc biểu tình lớn nhất mọi thời đại. Nhiều tuần liền, những người biểu tình thống trị đường phố của Bắc Kinh – cho tới khi những người thừa kế già nua của Mao gọi quân đội đến.
Trong tháng 4, vài trăm sinh viên tụ tập lại trên Thiên An Môn
để tưởng niệm một quan chức được họ yêu mến.
Rồi những tiếng kêu gọi yêu cầu dân chủ đầu tiên bắt đầu
vang lên. Giữa tháng 5 đã có hàng triệu người biểu tình.
Ảnh: GEO Epoche.
Trong năm 1989 đánh dấu kỷ nguyên mới, trong năm mà nhiều quốc gia đã ra đời từ vùng Baltic cho tới Trung Á, hàng triệu người Trung Quốc cũng yêu cầu tự do. Họ tụ họp lại, được dẫn đầu bởi sinh viên, thành cuộc biểu tình nhiều quyền lực nhất của mọi thời đại, chiếm Quảng trường Thiên An Môn. Cho tới khi cuộc phản đối của họ chấm dứt trong một đêm của sự khủng bố.

Trong những giờ khắc của đêm 3 rạng sáng ngày 4 tháng 6 năm 1989, giới lãnh đạo quanh Đặng Tiểu Bình ra lệnh cho quân đội thực hiện một chiến dịch mà dưới cái tên “Vụ thảm sát trên Quảng trường Thiên An Môn” đã trở thành một dấu biểu hiện cho chính họ.

Nhưng dù sự kiện này có ảnh hưởng sâu rộng đến như thế, người ta biết rất ít về nó. Những người biểu tình muốn chính xác là những điều gì, đã làm những việc gì? Ai dẫn đầu hàng trăm ngàn người đó? Tại sao giới lãnh đạo nhà nước lại bỏ mặc thủ đô cho những người đó trong nhiều tuần liền? Nhưng rồi tại sao họ lại dùng vũ lực?

Và những gì đã thật sự xảy ra trong cái đêm tháng 6 đó?

Thứ Hai, 4 tháng 3, 2013

Thư nước Mỹ...

I.  Washington D.C Tết Quý Tỵ. Anh chị thân mến!

Bên này hóa ra Tết nhất mọi người đi chơi còn nhiều hơn ở nhà nên mãi mới ngồi được vào bàn viết như đã hứa với anh chị từ trước Tết.

Múa lân tại Trung tâm Eden ngày mùng 1 Tết Quý Tỵ.
Tôi dường như vẫn ngửi thấy mùi Tết đâu đó quyện vào quần áo sau hơn một tuần đi chơi Tết trên đất Mỹ. Mùi của bánh chưng với giò chả không thấy. Mùi của pháo nổ thì nhiều.

Người châu Á quả là chưa bao giờ từ bỏ sở thích đốt pháo, thật nhiều pháo, và dường như còn lấy tiếng pháo thay tiếng nói. Người Việt ở D.C đốt pháo mù trời trưa mùng 1 ở Trung tâm thương mại Eden. Chỉ vài tiếng sau, cách đó chừng ba mươi phút chạy xe, người Trung Quốc đốt những quả pháo khổng lồ ngay trên phố có cái cổng chào mang tính biểu tượng của phố Tàu (China Town), cách nhà Quốc hội Mỹ non cây số.

Thứ Năm, 31 tháng 1, 2013

Góp ý dự thảo Hiến pháp 2013 của GS. Đàm Thanh Sơn

Giáo sư vật lý Đàm Thanh Sơn
đang làm việc tại Đại học Chicago, Hoa Kỳ
Thư dưới đây đã được chuyển đến trang “Dự thảo online” (duthaoonline.quochoi.vn) của Văn phòng Quốc hội vào ngày 22/1/2013. Sau đó một đoạn ngắn (về Điều 42) được đăng trong phần “Ý kiến người dân” (xem ở đây), còn lại bị cắt bỏ đi. Tôi đã nhiều lần email hỏi những người quản trị trang mạng về phần còn lại của bức thư, nhưng tới nay tôi vẫn không nhận được trả lời.
Do không muốn góp ý của mình xuất hiện ở dạng đã bị cắt xén nên tôi đăng lại toàn bộ ở đây. Bức thư có phạm vi hạn chế, chỉ nói đến một số thay đổi trong bản Dự thảo mà tôi thấy làm cho chất lượng của Hiến pháp giảm đi rất nhiều. 

Đàm Thanh Sơn.

Thứ Ba, 29 tháng 1, 2013

Học gì từ văn hóa Nhật Bản

Người Việt gần đây, nhất là sau những vụ thiên tại và nhân tai liên tiếp giáng vào nước Nhật, càng nhận rõ hơn thế mạnh của văn hóa Nhật Bản. Càng đọc, càng tìm hiểu càng thấy sức mạnh của nước Nhật Bản thật sự bát nguồn từ văn hóa. Nhưng không ai có thể cuối đầu đúng kiểu hơn người Nhật, cũng không thể cứ mặc ki-mô-nô hoặc uống rượi sa-kê thì sẽ thành người Nhật... Phải chăng điểm cốt lõi của nền văn hóa Nhật Bản chính là lòng chân thành, hay nói cách khác, không bao giờ có chỗ cho sự giả dối trong văn hóa? Và đó chính là bài học trước tiên mà người Việt, đặc biệt là doanh nhân Việt nên học.

Thứ Bảy, 26 tháng 1, 2013

Đừng để khi quá muộn

Ông Ung Văn Khiêm

Ông Ung Văn Khiêm, con trai thứ cụ Ung Văn Tre (*), quê huyện Chợ Mới, An Giang. Cụ Ung Văn Tre là người đầu tiên đến Chợ Mới khai khẩn đất hoang, lập trang ấp, người xưa gọi cụ là ông Chủ Tre.

Trong cuộc khởi nghĩa Trương Định 1862-1864, Chủ Tre đóng góp nhiều của cải và trực tiếp tham gia nghĩa quân chống thực dân Pháp. Cụ có người con trai nổi tiếng thông minh là Ung Văn Khiêm.

Với truyền thống yêu nước, Ung Văn Khiêm đã tham gia chống Pháp khi còn đang học ở trường Collège de Cantho. Dù là một công tử con nhà giàu, một trong hai học sinh giỏi nhất, được cấp học bổng toàn phần, nhưng Ung Văn Khiêm đã tổ chức bãi khóa và tham gia biểu tình biểu tình liên tục.

Thứ Tư, 23 tháng 1, 2013

Cái chết của ông Hoàng đế Đỏ

1976: Mao qua đời

Hai ngày sau khi qua đời, Mao
nằm trong Đại hội đường Nhân dân.
Các bác sĩ của ông ấy đã cố gắng xử lý
xác chết bằng hóa chất trước đó.
Ảnh: GEO Epoche.
Mao nằm chờ chết trong mùa hè năm 1976, – và các cán bộ chóp bu trong ĐCS chuẩn bị cho trận tranh giành quyền lực sắp tới. Khi cuối cùng rồi thời điểm đó cũng đến, một người đàn ông chớp lấy thời cơ, người mà trước đó vài tháng đã không có ai nghĩ đến.

Trung Nam Hải là một khu phố đầy bí ẩn ở rìa phía Tây của “Cấm Thành” trong Bắc Kinh. Trước đây, đó là khu vườn hoa của các hoàng đế, một công viên với hai hồ nước – hồ Trung, Trung Hải, và hồ Nam, Nam Hải. Cây thông và bách cho bóng mát, nằm cạnh hồ là những ngôi nhà lộng lẫy từ thời của hoàng đế Càn Long với mái ngói xám và những sân trong nhiều bóng mát: ví dụ như “nhà màn hương” hay “đại sảnh của hồ yên tịnh”. Ở giữa đó là những công trình xây dựng hiện đại – nhà ở cho người phục vụ hay văn phòng, trại lính, hai nhà tắm.

Thứ Ba, 15 tháng 1, 2013

Văn hóa cảnh sát


Tôi đã có dịp lang thang cả chục ngàn km trên đất Mỹ và Canada trong nhiều ngày và chỉ một lần duy nhất nhìn thấy cảnh sát hỏi giấy tờ của một người lái xe. Không thấy bóng cảnh sát giao thông ở đâu cả, ở trong phố lẫn ở cạnh hay trên đường, nhưng theo những người địa phương cảnh sát sẽ rất nhanh chóng có mặt để giải quyết các vụ va chạm hay mất trật tự.

Thứ Bảy, 5 tháng 1, 2013

Chặt thịt gà...

Sưu tầm được trên mạng, thấy cũng hay, nên tham khảo. Dao sắc vậy mà k0 xử lý cái đâu thì hơi phí...