Chủ Nhật, 23 tháng 1, 2011

Tình huống càng khó khăn, giải pháp càng sáng tạo

Sự mâu thuẫn của một người lãnh đạo với tình huống chiến lược càng lớn, thì khả năng người đó phản ứng lại bằng việc hành động theo cách mạo hiểm và mới lạ càng cao.
Câu hỏi tại sao một số nhà lãnh đạo lại đưa ra những ý tưởng quan trọng trong những tình huống khó khăn và một số lại không đã từng là một nỗi ám ảnh với nhiều nhà nghiên cứu. Nils Plambeck của trường kinh doanh quốc tế HEC tại Pháp và Klaus Weber từ trường Northwestern nghiên cứu về thái độ và hành động của 104 CEO Đức là những người đang đối mặt với vấn đề về chiến lược phức tạp trong vài năm trước - chủ yếu là việc mở rộng của Liên minh châu Âu.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng nếu một CEO đồng thời coi các sự kiện sắp diễn ra mang cả tính tích cực và tiêu cực - và đồng thời giữ vững được niềm tin - thì người lãnh đạo thường có khả năng đưa ra những hành động về cơ cấu tổ chức để phản ứng lại. Không chỉ vậy, các hành động này có khả năng được thực hiện trên quy mô lớn, mới lạ và mạo hiểm.

Plambeck và Weber viết trong một số ra gần đây của tờ Khoa học tổ chức rằng: "Sự mẫu thuẫn của một nhân viên cấp cao về một vấn đề không can thiệp vào phương thức phản ứng" hoặc nó cũng không "làm tê liệt các hành động phản ứng mang tính tổ chức". Thay vào đó, quan điểm của nhà lãnh đạo coi một tình huống vừa tốt vừa xấu tạo ra cái mà các nhà tâm lý học gọi là "khuấy động cảm xúc" và làm tăng thêm sự tỉnh táo, cảnh giác.

Điều này một phần là do các CEO, giống như hầu hết chúng ta, thường nhanh chóng tổng hợp lại sự phát triển như là tốt hay xấu, trắng hay đen. Khi một vấn đề định hình mang cả tính tích cực và tiêu cực, thì dẫn đến việc "cảm nhận sự bất thường" khuyến khích việc tìm kiếm phương thức ứng phó "sáng tạo và thận trọng hơn", Plambeck và Weber viết.

Cho dù là điều gì đi nữa thì cảm nhận về sự bất thường của tình huống đã dẫn đến một cách tìm giải pháp một cách cực kỳ sáng tạo.

Bài viết của Andrew O'Connell trên Harvard Business Publishing.

0 comments:

Đăng nhận xét