Trong lời tựa cuốn Một cuộc tranh cãi về uy quyền tối thượng: Trung Hoa, Hoa Kỳ, và cuộc tranh đua làm chủ châu Á, Aaron Friedberg[1], một giáo sư quan hệ quốc tế ở Princeton, mô tả trong những tháng gần cuối của chính quyền Clinton, ông đã được thuê để xem xét lại đánh giá của cộng đồng tình báo Hoa Kỳ về Trung Hoa như thế nào. Ông nói, kinh nghiệm khiến ông hết sức bối rối về những gì ông thấy đang đến giữa Trung Hoa và Hoa Kỳ. Trái lại, những “bàn tay Trung Hoa” ông biết trong và ngoài chính phủ Mỹ tin rằng một sự kình địch Hoa – Mỹ dường như hoặc là rất khó xảy ra, quá khủng khiếp nên không thể nghĩ tới, hoặc là (cho rằng nói đến chuyện đó có thể làm tăng khả năng nó xảy ra) quá nguy hiểm để thảo luận. Dù lý do gì thì đó không phải là chuyện để những người nghiêm túc nói về nó giữa chỗ bạn bè thân mật và lịch sự.
Giống như ném xác một con chồn hôi vào bữa tiệc ngoài vườn, Một cuộc tranh cãi về uy quyền tối thượng nhằm lay động những người trong giới tinh hoa chính sách ngoại giao bên trong nước Mỹ. Friedberg trình bày tất cả những lý lẽ được sử dụng để ủng hộ tinh thần lạc quan và tự mãn liên quan đến xu hướng đang đối mặt với Hoa Kỳ ở Đông Á sau đó đánh đổ tất cả những lập luận ấy một cách có hệ thống. Cuốn sách của ông là lời kêu gọi thức tỉnh thấu đáo về những thách đố an ninh do sự trỗi dậy của Trung Hoa. Nó cũng là lời yêu cầu khẩn thiết một cuộc nói chuyện thành thực về những vấn đề khó khăn đang hiện ra trước mặt Hoa Kỳ ở Châu Á.
Bố cục rõ ràng mạch lạc của cuốn sách làm mạnh thêm những luận điểm của Friedberg. Bốn chương đầu tóm tắt lịch sử Trung Hoa giao thiệp với Phương Tây và giải thích nguồn gốc sự thù địch của Trung Quốc với các cường quốc khác trong đó có Mỹ. Thucydides và Bismarck chắc sẽ nhanh chóng nhận ra sự diễn tả của Friedberg về một Trung Hoa đang trỗi dậy có những lợi ích và nó thấy nó cần phải hành động để bảo vệ vị trí của nó. Sự kiện bất hạnh là những lợi ích mới của Trung Hoa lại trùng với những lợi ích của cường quôc vượt trội hiện tại không có gì mới trong lịch sử những cuộc đụng độ của các siêu cường.
Phần hai cuốn sách bàn về quan điểm của Trung Hoa về vị thế chiến lược của nó. Friedberg rút một cách rộng rãi từ các nguồn của Trung Hoa để miêu tả quan điểm của Bắc Kinh về Hoa Kỳ và các quan niệm của lãnh đạo Trung Hoa về những quyền lợi dài hạn của nó và chiến lược lớn mà nó có thể áp dụng. Theo Friedberg các lãnh đạo Trung Hoa nhìn Hoa Kỳ không phải là một cường quốc nguyên trạng (status quo) mà là một lực lượng xét lại, quyết định đến một ngày nào đó lật đổ chế độ độc đảng bên trong Trung Hoa. Lý lẽ này là điều ngạc nhiên đối với những ai ở Hoa Kỳ vẫn nghĩ rằng một nước Trung Hoa xét lại đang thách thức cường quốc Hoa Kỳ nguyên trạng.
Friedberg phân tích tại sao, ngoài tiềm lực kinh tế của nó, Trung Hoa là một thách thức hóc búa đối với các nhà vạch chính sách Hoa Kỳ. Đã hai thế kỷ, với những cuộc đấu tranh của nó chống đế quốc Anh, Hoa Kỳ phải đối mặt với một kẻ thù chiến lược đồng thời là đối tác thương mại tài chính rộng và sâu. Friedberg liệt kê nhiều công cuộc kinh doanh và những mối quan tâm học thuật bên trong Hoa Kỳ được hưởng lợi từ các mối quan hệ của chúng với Trung Hoa và đó là những người đang tìm cách giảm nhẹ ý nghĩa của cuộc tranh đua chiến lược này. Cuối cùng là những chiến thuật của Trung Hoa, nhấn mạnh lòng kiên nhẫn và bề ngoài tuyên bố một cách khiêm tốn về những ý đồ và những khả năng của Trung Hoa. Trong khi đó, theo Friedberg, Trung Hoa tìm cách "không đánh mà vẫn thắng" bằng cách thiết lập các mạng lưới thay thế và các đồng minh cuối cùng sẽ hất cẳng và thay thế các thiết chế toàn cầu do Mỹ và các đồng minh của nó lập ra và bảo vệ.
Sau khi tiến hành đánh giá sơ bộ về quyền lực cứng và mềm của Trung Hoa và Hoa Kỳ, Friedberg kết luận bằng một phân tích về các phương án chiến lược có sẵn cho các nhà làm kế hoạch Hoa Kỳ. Ông xem thường cái ý tưởng tin chắc rằng các lãnh đạo Trung Hoa chỉ xúc tác một cuộc xung đột có thể tránh được. Đối với Friedberg, các nhà cai trị Trung Hoa là những kẻ thực tế chủ nghĩa thô bạo và chai lì mà những quyết định của họ sẽ được lợi từ một quan điểm cứng rắn của phía Hoa Kỳ, còn họ, trái lại, có thể tính toán sai một cách thảm hại nếu họ nắm được sự dao động của Mỹ. Ông khuyên nên củng cố rào chắn quân sự thông thường, khẳng định lại liên minh của Mỹ với các nước châu Á, và tiến hành các bước duy trì nghiên cứu và các ưu thế công nghệ của Mỹ. Có lẽ quan trọng nhất là yêu cầu của Friedberg đối với các nhà lập chính sách và các công dân là thảo luận công khai các xu hướng thù địch đang đối mặt với Hoa Kỳ ở châu Á, và vứt bỏ cái ý nghĩ cho rằng chỉ riêng việc thảo luận những vấn đề này cũng có thể tạo ra sự đối đầu.
Tình hình nội bộ dễ đổ vỡ của Trung Hoa và đỉnh cao của thuận lợi về nhân khẩu trong hai thập kỷ không thoát khỏi sự xem xét kỹ lưỡng của Friedberg. Mặc dầu các lãnh đạo Trung Hoa đã tỏ ra thận trọng và kiên nhẫn, cánh cửa sẽ đóng lại với khả năng lợi dụng sức mạnh đang lớn lên của nó. Với khoảng một thập kỷ tới, có thể là thập kỷ nguy hiểm nhất, sẽ có đủ lý do để các nhà làm chính sách và cử tri lao vào những cuộc tranh cãi gay go được trình bày trong cuốn sách của ông.
Các quan chức chính quyền Obama chắc chắn biết rằng gói vũ khí bán cho Đài Loan theo thỏa thuận kêt cục sẽ gây tức giận cho bất cứ ai dính dáng đến vụ này. Trong tuần này Nhà Trắng vừa thông qua một đề nghị bán 66 máy bay bỏ bom F-16 C/D cho Đài Loan, một loại máy bay giống như Fort Worth của Lockheed Martin, nhà máy ở Texas. Để thay thế, phi đội 145 chiếc F16 A/B sẽ được nâng cấp bao gồm radar thế hệ mới nhất và hệ thống dẫn đường được cải thiện, trang bị chiến tranh điện tử và hệ thống tìm mục tiêu bằng điện tử. Các Thượng nghị sĩ John Cornyn (Cộng hòa – Texas) và Robert Menendez (Dân chủ - New Jersey) đang dẫn đầu một cuộc vận động nghị trường để thông qua một dự luật yêu cầu chính phủ bán những máy bay mới cho Đài Loan. Về phần mình, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã đưa ra phản đối kịch liệt quyết định này và gọi đại sứ Hoa Kỳ tại Bắc Kinh, Gary Locke, đến để quở trách.
Đường lối của chính phủ đã phải điều chỉnh để tránh những thủ tục thông thường chọc tức Bắc Kinh đi đến cắt đứt những cuộc tiếp xúc tay đôi về quân sự với Mỹ. Quan ngại về tình hình gia tăng lực lượng quân đội của Trung Hoa, các quan chức Hoa Kỳ đã đặt ưu tiên cao vào những cuộc trao đổi quân đội, với hy vọng đề phòng những tính toán sai lầm. Vào khoảng thời gian này, đã bước đầu làm việc với Trung Hoa nhưng để yêu cầu một đợt hoãn mới. Vẫn còn lại khả năng bán một F16-D dự trữ, Washington cho Bắc Kinh một khích lệ để tự kiềm chế khỏi làm nổ tung mối quan hệ này một lần nữa. Nếu các quan chức Trung Hoa lựa chọn leo thang, Hoa Kỳ sẽ ít có gì để mất bằng cách phê duyệt bán máy bay mới.
Lạc trong cuộc thảo luận về những chiếc máy bay F-16 là quyết định cung cấp cho Đài Loan 96 bộ trang bị thông minh ném bom trúng mục tiêu và 64 giá kẹp mang bom mẹ. Kết hợp với bộ định vị, thiết bị chiến tranh điện tử, và bom nhắm mục tiêu đã được nâng cấp, gói này sẽ cải thiện khả năng công kích của phi đội F-16 của Đài Loan.
Khả năng công kích này có thể cho phép Đài Loan đặt những mục tiêu ở Đông Nam Trung Hoa trong vòng nguy hiểm. Gói này như vậy tăng cường phòng thủ thông thường và có thể nâng cao ổn định chiến lược khu vực eo biển Đài Loan.
Nhưng điều này đòi hỏi các F-16 của Đài Loan chống chọi được với tên lửa bắn từ Trung Hoa đến các sân bay Đài Loan, rồi vọt lên không trung. Như đã nói trong báo cáo gần đây của Lầu Năm Góc về sức mạnh quân sự của Trung Hoa, việc Trung Hoa vẫn đang tiếp tục tăng cường các tên lửa đạn đạo và tên lửa mang đầu đạn hạt nhân nhằm các mục tiêu mặt đất, đe dọa bắn hạ Không Lực Đài Loan trước khi nó có thể cất cánh.
Không có khả năng sống sót sau cuộc công kích thứ hai, Đài Loan có thể thấy bản thân nó trong một thế lưỡng nan “sử dụng nó hay mất nó” trong một cuộc khủng hoảng. Thay vì đợi một đợt oanh tạc bằng tên lửa Trung Hoa phá hủy hay không cho cất cánh Không Lực của nó, trong bước đường cùng Đài Loan có thể thấy nó bị buộc phải tấn công đánh chặn trước để sử dụng các F-16 của nó nhằm giảm thiểu thiệt hại mà nó nghĩ nó không tránh khỏi phải chịu.
Đây rõ ràng là một tình thế bất ổn và không mong muốn, Trong một bài viết trước, tôi đã lập luận rằng cái mà Đài Loan thật sự cần là dự trữ tên lửa đối đất di động và có thể giấu đi của nó, một lực lượng có thể ngăn chặn một cuộc tấn công của Trung Hoa.
Mặt khác, Đài Loan có thể mua được những máy bay tấn công không cần những căn cứ không quân cố định để hoạt động. Mỹ đang phát triển loại máy bay này cho Hải quân Hoa Kỳ, máy bay chiến đấu Joint Strike Fighter F-35B, cất cánh nhanh và hạ cánh thẳng đứng. Như vậy có lẽ không đáng ngạc nhiên khi quan chức quốc phòng Đài Loan đề nghị rằng nếu Đài Loan không mua được F-16 C/D có lẽ nó nên mua loại F-35 để thay thế. Một quan chức chính quyền Obama hế giễu ý tưởng này: “nó giông như không mua được một chiếc Prius>[2] thì xin mua một chiếc Ferrari[3], chế tạo theo yêu cầu khách hàng để thay thế.”
Thay vì chế giễu, các quan chức Nhà Trắng nên nghĩ về điều gì cần để chống đỡ cho sự ổn định chiến lược ở Tây Nam Thái Bình Dương.Với chi phí quân sự Trung Hoa đang vọt lên cao và chi phí của Lầu Năm Góc gần như rớt xuống, Hoa Kỳ sẽ cần đến mọi sự hỗ trợ từ tất cả các đồng minh mà nó có thể co được. Ngoài ra, nhắc lại quá khứ một cách đơn giản mà không tính đến những tình hình đã thay đổi đột ngột trên eo biển Đài Loan có thể khiến tình hình trở nên kém ổn định hơn. Các nhà hoạch định chính sách ở cả hai đầu đại lộ Pennsylvania[4] sẽ có lợi từ việc đánh giá tình hình Đài Loan với một tờ giấy trắng.
ROBERT HADDICK (Hiếu Tân dịch).
--------
[1] Xem thêm bài viết của Aaron Friedberg "Bá quyền với những đặc tính Trung Hoa": http://www.vanchuongviet.org/vietnamese/tulieu_tacpham.asp?TPID=16130&LOAIID=34&TGID=1303 [2] Xe của hãng Toyota, ra đời năm 1997. [3] Được quảng cáo là “một trong những siêu xe được yêu quý nhất trên thế giới” [4] Một đầu là Nhà Trắng một đầu là điện Capitol (Quốc Hội).
0 comments:
Đăng nhận xét