Thứ Ba, 22 tháng 2, 2011

Cách để trở thành chuyên gia nghiên cứu Internet (phần 1)

Einstein đã từng nói, “Bí mật của sự sáng tạo là biết cách che giấu đi tài năng của mình.”

Nghiên cứu là một kỹ năng nhờ học hỏi, không phải bẩm sinh. Nhiều người vẫn hay có ý muốn học những điều dễ dàng nhưng như vậy thì không đủ tạo nên sự khác biệt.

Thì bằng cách nghiên cứu, bạn có thể thông thạo mọi thứ nhanh chóng và dễ dàng. Và với Internet, hầu hết mọi thứ bạn từng muốn biết đều nằm trong tầm tay, chỉ cần bạn biết cách truy cập nó.

Tất cả mọi thứ đều ở đó, trực tuyến, miễn phí. Và sau đây là những kỹ thuật mà chúng ta cần nắm vững:

Start with Wikipedia

Mỗi khi bạn cố tìm hiểu điều gì mới trên Internet, hãy bắt đầu bằng Wikipedia. Thông tin phong phú, gồm hầu như tất cả các chủ đề, sử dụng dễ dàng, định dạng dễ hiểu.

Lý do chính để bạn bắt đầu bằng Wikipedia đó là nó cụng cấp một tổng quan khá chuẩn về hầu hết các chủ đề. Hẳn nhiên, không có sự chính xác hoàn toàn ở đây vì nội dung bạn có thể tự tạo ra nhưng hầu hết nội dung thường đáng tin cậy.

Tuy nhiên, chìa khóa để sử dụng Wikipedia như một nguồn tài nguyên, nằm trong cách bạn sử dụng thông tin. Bạn phải chú ý đến rất nhiều thứ ngoài các nội dung chính trên trang Wikipedia. Trước hết, hãy đọc phần giới thiệu trang. Đây là nơi bạn thường sẽ tìm thấy một bản mô tả nhanh về chủ đề này, cùng với thuật ngữ thay thế và có liên quan.

Đọc lướt nội dung để tìm kiếm các phần trong bài mà bạn cần tìm hiểu nhiều nhất. Một số bài viết ngắn và không có danh sách các nội dung. Những bài khác dài đến vài nghìn từ. Đọc toàn bộ chúng thường không cần thiết. Chỉ cần chú ý vào các phần có liên quan đến bạn.

Tiếp theo, kiểm tra các tài liệu tham khảo và các tài nguyên liên quan. Tài liệu tham khảo là một nơi hữu ích để có được thông tin chi tiết về chủ đề của bạn. Các liên kết này thường bao gồm các tạp chí khoa học, các bài báo và các nguồn uy tín khác.

Phần các nguồn liên quan bao gồm: các đường link đến thông tin chi tiết. Các trang web này thường bao gồm các hiệp hội chuyên môn, tổ chức chuyên đề cũng như các trang web phổ thông với thông tin thời sự tốt.

Chuyển sang Google

Một khi bạn đã xây dựng một nền tảng vững chắc bằng Wikipedia, hãy chuyển sang tìm kiếm Google (hoặc bất cứ công cụ tìm kiếm nào bạn thích).

Khi đọc trên Wikipedia, bạn nên biết những thuật ngữ chính và các từ khóa liên quan đến chủ đề mà bạn đang tìm hiểu. Hãy bắt đầu tìm kiếm tổng thể với những thuật ngữ  này.

Khi nghiên cứu một cái gì đó, nên luôn luôn mở một cửa sổ mới trên Firefox. Mỗi link trong 1 tìm kiếm Google, mở một tab mới, để giữ lại trang kết quả tìm kiếm gốc.

Và nếu tôi click vào liên kết bổ sung trên các trang mình vừa mở, tôi không phải trở lại đến 10 hoặc nhiều trang để trở về tìm kiếm ban đầu của mình.

Sử dụng Multimedia

Văn bản không phải là nội dung mang tính giáo dục duy nhất trên trang web. Video, các tập tin âm thanh và các trình chiếu có thể giảng giải tốt hơn bạn tưởng.

Ưu điểm của nhiều nội dung multimedia sẵn có đó là nó cung cấp cho con người các phương thức học tập đa dạng.

Một số người học tốt bằng cách đọc. Một số học tốt hơn bằng cách nghe một bài diễn giải hoặc xem một trình chiếu. Và số khác học bằng cách thao tác (ở những trang có hướng dẫn từng bước bằng video, âm thanh hoặc văn bản- vào lúc cần thiết).

Nếu bạn tiếp thu tốt nhất bằng cách xem những trình chiếu, hãy thẳng tiến đến những trang web như YouTube, Odeo, Vimeo hoặc bất cứ trang nào trong rất nhiều trang còn lại và bắt đầu gõ vào những từ khóa mà bạn tìm thấy trên Wikipedia.

Tuy nhiên, bất cứ lúc nào bạn cũng phải cẩn thận với nội dung do người dùng tạo ra để chống lại những nguồn uy tín. Thông thường, nguồn của các đoạn video được lưu trữ bởi Hiệp hội TED (Công nghệ, Giải trí, Thiết kế)

Những video của TED được cung cấp miễn phí trên trang web chính thức và bao gồm (như bạn có thể đoán) công nghệ, giải trí và thiết kế.

Trong khi nhiều video tập trung vào quy mô rộng hơn là chi tiết, thì đó vẫn là một nguồn lớn để mở rộng tầm hiểu biết của bạn. Và các bài giảng được đưa ra bởi những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực đó, vì vậy thông tin rất đáng tin cậy.

Kiểm tra những tài nguyên giáo dục miễn phí

Rất nhiều trường ĐH đang mở những khóa học trực tuyến, cho phép truy cập miễn phí.

MIT cung cấp toàn bộ danh mục như chương trình dạy học mở, với những ghi chú bài giảng, nguồn và các giáo án. ĐH 2 hay 4 năm đều phù hợp.

Bạn cũng có thể tìm thấy những ý tưởng mới của giáo dục mở trên web như các chủ đề không thể tìm thấy ở trường truyền thống. Các khóa học miễn phí cung cấp rất nhiều tài liệu được sắp xếp cho từng môn học định sẵn.

Một vài trường cung cấp bài giảng dạng âm thanh hoặc video. Princeton chẳng hạn, cung cấp bài giảng của mình thông qua iTunes, cũng như các trường Đại học của Virginia, Duke, Emory, Yale và Stanford.

Thực tế, iTunes có một khu vực dành riêng cho các tập tin định dạng âm thanh mang tính giáo dục được gọi là iTunes U. Các tổ chức phi giáo dục cũng được trình bày, bao gồm cả Thư viện Quốc hội và tạp chí Wall Street.

Dù vậy thị trường giáo dục không phải là độc quyền của iTunes. Odeo có một danh mục kiến thức với 466 kênh và hơn 67.000 tập. Với sự đóng góp của các trường Cao Đẳng và Đại học bao gồm Đại học Oxford, Đại học Melbourne và MIT.

Tìm hướng dẫn

Tùy thuộc vào chủ đề của mình, bạn có thể tìm hướng dẫn. Đối với bất kỳ kỹ năng thực tiễn nào (và cả rất nhiều thứ trừu tượng), bạn có thể tìm thấy một chỉ dẫn trực tuyến dạy cho bạn cách thực hiện.

Bạn có thể tìm thấy các hướng dẫn thông qua các công cụ tìm kiếm (chỉ việc thêm từ “chỉ dẫn” (tutorial) hay “hướng dẫn” (instructions) vào cuối từ khóa tìm kiếm). Bạn cũng có thể tìm thấy chúng trên những trang web sau:

  • Instructables là một trang web cung cấp những chỉ dẫn từng bước về một chủ đề theo từng chuyên mục như nghệ thuật, đồ thủ công, thực phẩm, trẻ em, âm nhạc, ngoài trời và vật nuôi. Mỗi hướng dẫn đều có hình ảnh và sơ đồ minh họa cách thực hiện.
  • eHow cung cấp hướng dẫn theo từng mục và hướng dẫn do người sử dụng tự tạo. Bao gồm cả hướng dẫn văn bản và video trên một loạt các chủ đề: pháp luật, sức khỏe, đồ ăn thức uống, điện tử và máy tính.
  • WikiHow là 1 hướng dẫn sử dụng người dùng có thể chỉnh sửa gồm rất nhiều chủ đề khác nhau. Nhờ các định dạng wiki của nó mà hướng dẫn và chỉ dẫn liên tục được hoàn thiện.
  • Tuts+ Network cung cấp hướng dẫn đa dạng về chủ đề công nghệ, bao gồm Photoshop, thiết kế web, Flash và nhiếp ảnh. hướng dẫn của nó được chia thành các blog tùy theo chủ đề và được viết bởi các chuyên gia.
  • Tutorialized cung cấp chỉ dẫn kỹ thuật về một loạt các chương trình phần mềm như Photoshop, GIMP, Flash, Blender và Illustrator.
  • Good-Tutorials đưa ra những hướng dẫn liên quan đến công nghệ, bao gồm CSS, Flash, HTML, Photoshop, PHP và hơn nữa. Các bảng chỉ dẫn cũng được phân mục và dễ tìm.

0 comments:

Đăng nhận xét